Hiệp định EVFTA, EVIPA được coi là kết quả quan trọng của chặng đường dài mà Việt Nam và EU đã trải qua và là hòn đá tảng trong chính sách kinh tế, thương mại giữa hai bên.
Hiệp định EVFTA được coi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Quốc hội sáng nay đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn EVFTA, với 94,62% tỷ lệ đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Còn EVIPA được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành 95,65%.
Hai nghị định này sẽ được ký ban hành ngày 30/6. Sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo, dự kiến 30 ngày kể từ ngày thông báo, hiệp định này sẽ có hiệu lực.
Theo Nghị quyết EVFTA, Quốc hội đồng ý áp dụng toàn bộ nội dung hiệp định. Tuy nhiên, các quy định liên quan tới sở hữu trí tuệ sẽ được áp dụng khi Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005 được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành.
Riêng với Anh, hiệp định sẽ áp dụng từ thời điểm có hiệu lực đến hết năm 2020 và có thể gia hạn 24 tháng theo thoả thuận giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về việc Anh rời EU.
Quốc hội giao Thủ tướng tổ chức thực hiện hiệp định này, chuẩn bị nguồn lực phát huy những cơ hội và có giải pháp phòng ngừa, xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh khi thực hiện. Định kỳ hàng năm Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc thực hiện hiệp định.
Theo đó, Hiệp định EVFTA gồm 17 chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung.
So với WTO và các FTA khác mà Việt Nam ký kết, Hiệp định EVFTA được coi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, ngoài những cam kết về thương mại hàng hóa và dịch vụ với mức độ cắt giảm thuế cao còn phải cam kết các lĩnh vực được coi là phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, minh bạch hóa.
Trước đó, ngày 12/2, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa EU và Việt Nam.
Ngay khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang đối tác này. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
EVFTA được Ủy ban châu Âu mô tả là thỏa thuận tự do thương mại tham vọng nhất từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu nhận định Việt Nam có một nền kinh tế phát triển nhanh và cạnh trạnh. Trong 10 năm qua, thương mại hai chiều với EU đã tăng gấp 5 lần. Đến năm 2035, Ủy ban châu Âu tính toán thỏa thuận thương mại tự do này dự kiến có khả năng nâng kim ngạch xuất khẩu của EU thêm 15 tỷ euro/năm.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và đầu tư, EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 – 3,25% trong giai đoạn đến năm 2023, 4,57 – 5,3% trong bốn năm tiếp theo và 7,07 – 7,72% trong 2029 – 2033.
Thông qua hiệp định này, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng 15.000 tỷ USD, chiếm 22% GDP toàn cầu.
Về trao đổi thương mại, Việt Nam và EU chủ yếu mang tính bổ trợ thay vì cạnh tranh lẫn nhau. Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, EVFTA dự kiến sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030.
Hiệp định tập trung vào một số ngành lợi thế của Việt Nam như nhóm hàng nông sản (gạo, đường, thịt lợn, thịt gia súc gia cầm, lâm sản, đồ uống và thuốc lá), nhóm ngành chế biến, chế tạo (dệt, may mặc, da giày), nhóm ngành dịch vụ (vận tải thủy, vận tải hàng không, tài chính và bảo hiểm, các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác).
Về nhập khẩu, dự kiến nhập khẩu từ EU sẽ tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030, tập trung vào một số mặt hàng như phương tiện và thiết bị vận tải, máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện điện tử, dược phẩm.
EVFTA giúp đa dạng hóa thị trường nước ta để không bị phụ thuộc vào sự giới hạn một số thị trường, đồng thời có sự tác dụng là đòn bẩy kích thích các đối tác khác tăng cường quan hệ thương mại – đầu tư với Việt Nam.
Về đầu tư, EVFTA là cơ hội để Việt Nam có thể thu hút thêm các nhà đầu tư từ EU trong các lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, dịch vụ.
Về lao động, EVFTA dự kiến giúp tăng thêm khoảng 146.000 việc làm mỗi năm. Về thu ngân sách, dự kiến tổng mức giảm thu từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, tăng thu từ nội địa dưới tác động của đầu tư, thương mại và tăng trưởng kinh tế khoảng 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030.
World Bank (Ngân hàng thế giới) trong báo cáo mới đây đã ước tính rằng chỉ riêng việc tận dụng các ưu đãi thuế quan thực thi theo hiệp định này có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,4% và xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030, đồng thời thêm 100.000 – 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.
Ngân hàng thế giới nhận định việc thực hiện đầy đủ các hiệp định thương mại sâu rộng như EVFTA có thể giúp thúc đẩy sản xuất, thương mại và đầu tư, từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam phục hồi nhanh hơn trong thời kỳ hậu Covid-19.
Năm 2019, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt gần 41,5 tỷ USD, giảm nhẹ 1% với năm trước đó. Trong 9 năm qua, xuất khẩu sang thị trường này ghi nhận mức tăng trưởng trung bình năm trên 12%.
Kim ngạch nhập khẩu năm ngoái đạt 14,91 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2018 và tăng trưởng trung bình năm đạt gần 9% trong cùng giai đoạn trên.
Trong quan hệ thương mại với EU, Việt Nam đạt mức thặng dư lên đến hơn 26 tỷ USD vào năm 2019 và duy trì thặng dư trung bình trong 9 năm qua ở mức gần 20 tỷ USD.
Đồng thời, tốc độ tăng của xuất khẩu từ Việt Nam sang EU cũng nhanh hơn nhiều so với chiều ngược lại, cho thấy Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong thương mại với thị trường này.
Bên cạnh hiệp định về thương mại, Quốc hội cũng đồng ý áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Tuy nhiên quy định về công nhận, cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư sẽ được Quốc hội ban hành nghị quyết riêng.
EVIPA sẽ thay thế 21 hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam đã ký với các thành viên EU trước đây.
TIN LIÊN QUAN
Khai mạc Lễ hội Văn hoá Việt-Đức Kulturfest 2020
Chiều 2/10/2020, Lễ hội Văn hoá Việt – Đức Kulturfest 2020 khai mạc tại Trung [...]
Th10
Kinh tế Việt – Đức hợp tác hiệu quả, cùng nắm bắt cơ hội mới
Chiều 3-10, tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt [...]
Th10
Đặc sắc tại Lễ hội văn hóa Việt – Đức Kulturfest 2020
Từ ngày 2-10 đến 4-10, Lễ hội Văn hóa Việt – Đức Kulturfest 2020 sẽ diễn [...]
Th10
Sự kiện giao lưu văn hóa Đức – Việt Kulturfest 2020
Sự kiện Giao lưu Việt – Đức sẽ diễn ra từ ngày 02/10/2020 đến ngày [...]
Th9
Diễn đàn về Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN
ASEAN sớm hành động mở cửa thị trường du lịch và nông nghiệp công nghệ [...]
Th6
DVC Group – DOANH NHÂN HỌ ĐỖ ( ĐẬU ) VIỆT NAM HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
DVC Group vinh dự khi tổ chức Hội nghị doanh nhân : “ Doanh nhân [...]
Th6
Tin tức – Quốc hội thông qua hiệp định EVFTA, EVIPA
Hiệp định EVFTA, EVIPA được coi là kết quả quan trọng của chặng đường dài [...]
Th6
DVC Group – Chung tay phát triển kinh tế bền vững vùng Tây Bắc
Tây Bắc có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như: Du lịch, dịch vụ [...]
Th6